-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
THIẾU MÁU NÃO
16/02/2021
Trường Sinh Phát
1. Chẩn đoán bệnh
Bệnh có thể được chẩn đoán qua siêu âm Doppler, CT-Scan, chụp động mạch não, lưu huyết não đồ, chụp cộng hưởng từ (MRI)... hay gián tiếp thông qua điện não (EEG), xét nghiệm sinh hóa và đông máu....
2. Nguyên nhân
- Nguyên nhân thiếu máu não thường do mạch máu bị vữa xơ hoặc một số bệnh lý đốt sống cổ gây nên chèn ép động mạch đốt sống thân nền làm giảm dòng máu nuôi não.
- Cũng có thể là nhánh động mạch cấp máu bị tắc đột ngột và không được mở thông kịp thời.
3. Triệu chứng
Thiếu máu não là tình trạng rất phổ biến, tập trung ở độ tuổi trung niên và ngày càng trẻ hóa. Các triệu chứng thiếu máu não rất đa dạng, tùy vào vị trí vùng não bị thiếu máu mà bệnh nhân có thể gặp phải nhiều triệu chứng khác nhau như:
- Đau đầu: Là triệu chứng hay gặp và xuất hiện sớm trong bệnh thiếu máu não. Bệnh nhân bị nhức đầu lan tỏa khắp đầu và có cảm giác căng nặng trong đầu.
- Chóng mặt: Bệnh nhân có cảm giác hơi loạng choạng khi đi hoặc đứng, bập bềnh như say sóng. Có người cảm thấy hoa mắt, tối sầm mặt lại, nhất là khi thay đổi tư thế. Các cơn chóng mặt có thể chỉ ngắn vài phút, có khi kéo dài đến vài ngày.
- Rối loạn giấc ngủ: Rất hay gặp và có đặc điểm là dai dẳng, khó chịu, khó chữa, biểu hiện rất đa dạng. Biểu hiện chính là mất ngủ, có khi rối loạn nhịp thức ngủ, lúc tối ngủ được, nửa đêm trằn trọc không ngủ, gần sáng lại ngủ. Có trường hợp đêm không ngủ được, ngày lại ngủ gà ngủ gật.
- Ù tai, nghe kém: Khi các mảng xơ vữa mạch máu lớn dần làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan như tiền đình ốc tai, các cơ điều tiết mắt..., các tế bào thính giác và thị giác bị tổn thương, sự điều tiết của cơ mắt suy giảm. Bệnh nhân lúc này sẽ bị ù tai, nghe kém, mờ mắt, tầm nhìn kém.
- Rối loạn cảm giác: Các vùng não kiểm soát cảm giác của cơ thể bị thiếu máu gây rối loạn cảm giác với các triệu chứng như đau, tê, buốt, châm chích, kiến bò …
4. Điều trị bệnh
Điều trị bệnh thiếu máu não cần sự phối hợp chặt chẽ của nội khoa và các biện pháp can thiệp trực tiếp vào mạch máu bị bệnh. Điều trị nội khoa với các loại thuốc tăng cường tuần hoàn não, chống kết tập tiểu cầu, hạ lipid máu nhóm statin và các yếu tố nguy cơ khác như tiểu đường, tăng huyết áp… Nhưng đích quan trọng nhất là can thiệp vào mạch máu bị bệnh để mở thông lòng mạch bị hẹp - tắc để phục hồi lưu lượng máu nuôi não (các kỹ thuật tái tưới máu não).
Bản chất các tổn thương ở não trong thiểu năng tuần hoàn là do thiếu oxy và Glucose làm tế bào thần kinh bị đói năng lượng - gây rối loạn vận chuyển các ion làm tổn thương tế bào thần kinh. Việc điều trị chủ yếu làm sao cho mạch máu không còn bị hẹp và không gây ra các cục đông vón trong lòng mạch làm cản trở dòng chảy của máu như dùng thuốc:
+ Aspirin
+ Ticlcodipin
+ Dipiridamol
+ Plavix hoặc Aggrenox.
+ Trong một số trường hợp bằng thuốc chống đông.
Những người bị thiếu máu não do hẹp động mạch cổ có thể được giải phẫu hoặc nong động mạch.
Cố gắng tìm ra các nguyên nhân gây nên thiểu năng tuần hoàn não để xử lý được tận gốc. Nếu phát hiện thấy các dị dạng mạch máu não thì nên phẫu thuật hay tìm các biện pháp giải quyết triệt để khác trước khi để chúng gây ra tai biến. Khi đã có các tổn thương ở não do thiếu máu gây ra thì việc sử dụng các chất bổ giúp phục hồi hoạt động của các tế bào thần kinh (Cerebrolysin, Gliatilin, Vitamin nhóm B...) là điều nên làm để giảm bớt tỷ lệ các di chứng sau đó.
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy: bệnh hẹp mạch máu não nếu không điều trị cơ bản sẽ có tới 30% bị tai biến nhồi máu não, ngược lại tỷ lệ này chỉ còn 2 - 3% nếu được điều trị tốt. Các trường hợp nhồi máu não cấp đã có thể được áp dụng kỹ thuật cấp cứu trong vòng 6 - 8 giờ đầu để tái thông dòng máu, nuôi não bằng phương pháp hút huyết khối trực tiếp đường động mạch.
Bên cạnh các biện pháp Tây y, có thể phối hợp với các sản phẩm y học cổ truyền như các sản phẩm hoạt huyết dưỡng não, tăng cường tuần hoàn não … để hiệu quả điều trị tốt nhất.
5. Biến chứng: Bệnh thiếu mãu não nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nặng nề có thể gây phù não , nhũn não hoặc xuất huyết não gây liệt nửa người hoặc tử vong đột ngột.
6. Chăm sóc
a. Chế độ ăn
Thực phẩm nên ăn khi thiếu máu não: Thói quen ăn uống thật khoa học cũng là một phần rất quan trọng để cung cấp đầy đủ các nguyên liệu tạo máu như ưu tiên bổ sung các nguyên tố vi lượng protein, vitamin, sắt. Ăn thêm một lượng thích hợp các loại thịt, gan, trứng, sữa, vừng…
Căn cứ vào nguyên nhân thiếu máu của từng người để lựa chọn thực phẩm bổ dưỡng. Nếu thiếu máu do thiếu sắt có thể chọn các loại thực phẩm có hàm lượng sắt cao như huyết lợn, gan lợn, sò biển, đậu nành. Còn thiếu máu ác tính thì có thể chọn thực phẩm có vitamin như gan, trứng, thịt gà, các loại đậu, cà chua, quýt…
Khi dùng món ăn có nhiều chất sắt thì không nên ăn cùng với các loại thực phẩm như rau dền, măng, trà đặc. Không ăn đồ ăn lạnh, đồ ăn cứng khó tiêu hóa, nhiều chất béo. Không uống rượu, cà phê, trà đặc, hút thuốc…
b. Chế độ luyện tập
Tập luyện thể theo thường xuyên
Những phương pháp luyện tập như đi bộ, khí công, dưỡng sinh, yoga, thái cực quyền, luyện thở là lựa chọn tốt nhất giúp cung cấp thêm dưỡng khí cho não cũng như toàn thân. Để điều trị bệnh hiệu quả, bệnh nhân nên chú ý hơn đến việc cải thiện môi trường sống, giảm bớt gánh nặng về tinh thần, nghỉ ngơi đồng thời kết hợp với các phương pháp điều trị thích hợp do BS chuyên khoa chỉ định.