ĐẶC ĐIỂM MÁU TRẺ EM

25/02/2021
Trường Sinh Phát

Sự tạo máu ở trẻ em tuy mạnh, song không ổn định. Nhiều nguyên nhân gây bệnh dễ ảnh hưởng đến sự tạo máu, do đó trẻ dễ bị thiếu máu, nhưng khả năng hồi phục của trẻ cũng rất nhanh.

Sự tạo máu trong bào thai

Cùng với sự hình thành và phát triển thai nhi, các bộ phân của hê thống tạo máu được hình thành và biệt hoá dần từ mô giữa của phôi thai. Sự tạo máu được bắt đầu rất sớm, vào tuần thứ ba của thời kỳ phôi thai và được thực hiện ở nhiều bộ phân:

Gan:

Sự tạo máu ở gan vào tuần lễ thứ 5 của thời kỳ phôi thai. Gan là nơi tạo máu chủ yếu ở thời kỳ giữa của thai nhi, sau đó yếu dần, rồi ngừng hẳn khi trẻ ra đời. Gan sản sinh ra tất cả các loại tế bào máu, song chủ yếu là hồng cầu.

Tuỷ xương:

Tuỷ xương tuy được hình thành vào tuần lễ thứ 6 của thời kỳ phôi thai, nhưng phải sau tháng thứ 4 - 5 của thời kỳ bào thai, khi sự tạo máu ở gan yếu đi, sự tạo máu ở tuỷ xương mới mạnh dần cho tới lúc đẻ.

Lách, hạch:

Lách bắt đầu tham gia tạo máu từ tháng thứ 3 - 4 của thời kỳ bào thai, lách sản sinh chủ yếu là tế bào lympho và một phần hồng cầu.

Hạch lympho và một phần tuyến ức cũng tham gia tạo máu vào tháng thứ 5 - 6 của thời kỳ bào thai.

Sự tạo máu sau khi sinh

Sau khi sinh, tuỷ xương là cơ quan chủ yếu sản sinh ra các tế bào máu chính.

Ở trẻ nhỏ, tất cả tuỷ xương đều hoạt động sinh tế bào máu.

Ở trẻ lớn và người trưởng thành sự tạo máu chủ yếu ở các xương dẹt như xương xườn, xương ức, xương sọ, xương bả vai, xương đòn, xương cột sống và một phần ở đầu xương dài.

Sự tạo máu ở trẻ em tuy mạnh, song không ổn định. Nhiều nguyên nhân gây bệnh dễ ảnh hưởng đến sự tạo máu, do đó trẻ dễ bị thiếu máu, nhưng khả năng hồi phục của trẻ cũng rất nhanh. Hệ thống b ạch huyết ở trẻ em cũng dễ có phản ứng với các nguyên nhân gây bệnh.

Khi bị thiếu máu, các cơ quan tạo máu cũng dễ bị tăng sinh, loạn sản. Do đó trên lâm sàng thấy xuất hiện gan, lách, hạch to và các xét nghiệm máu cho thấy có hiện tượng loạn sản của tổ chức này, tạo ra các tế bào máu giống như trong thời kỳ bào thai.

Đặc điểm máu ngoại biên

Hổng cầu

Số lượng hổng cầu:

Trẻ mới sinh có số lượng hổng cầu rất cao: 4,5 - 6,0 X 1012/L.

Ngày thứ 2 - 3 sau đẻ số lượng hổng cầu giảm nhanh do một số hổng cầu bị vỡ cho nên trên lâm sàng có hiên tượng vàng da sinh lý.

Đến cuối thời kỳ sơ sinh số lượng hổng cầu khoảng 4,0 — 4,5 X 1012/L.

ở trẻ dưới 1 tuổi, nhất là trẻ từ 6 - 12 tháng, số lượng hổng cầu giảm còn khoảng 3,2 - 3,5 X 1012/L. ở thời kỳ này trẻ lớn nhanh, nhu cầu tạo máu cao, song dễ bị thiếu một số yếu tố tạo máu như sắt và do đó sự tạo máu chưa đáp ứng được, vì thế hiên tượng này gọi là thiếu máu sinh lý.

Trẻ trên 1 tuổi có số lượng hổng cầu khoảng 4,0 X 1012/L.

Hổng cầu lưới:

Hổng cầu lưới ở máu ngoại biên: 0,5 - 2%.

Nguyên hổng cầu:  Trẻ sơ sinh đủ tháng: 1 - 4%. Trẻ sơ sinh thiếu tháng: 3 - 6%.

Huyết sắc tố:

Số lượng huyết sắc tố (Hb): Trẻ mới đẻ: 170 - 190 g/l. Trẻ < 1 tuổi: 100 - 120 g/l. Trẻ > 1 tuổi: 130 - 140 g/L      

Thành phần huyết sắc tố:

Trẻ sơ sinh: HbF: 80 - 60%, HbA1: 20 - 40%. HbA2:     0,03 - 0,6%

Trẻ 6 tháng: HbF: 1-5%. HbA1: 93 - 97%. HbA2: 2- 3%

Trẻ > 1 tuổi: HbF: < 1%. HbA1: 97 - 98%. HbA2: 2- 3%.

Lúc này trẻ có hiên tượng thiếu sắt do sắt dự tr ữ trong thời kỳ bào thai đã sử dụng hết và khả năng hấp thu sắt của trẻ lúc này kém do đó lượng huyết sắc tố giảm.

Bạch cầu

Số lượng bạch cầu:

Số lượng bạch cầu thay đổi theo tuổi, trẻ càng nhỏ số lượng bạch cầu càng cao hơn trẻ lớn.

Trẻ sơ sinh:   10.000 - 30.000/mm3 (10 - 30 X 109/L).

Trẻ < 1 tuổi:   10.000 - 12.000/mm3 (10 - 12 X 109/L).

Trẻ > 1tuổi: 6.000 - 8.000/mm3 (6 - 8 X 109/L).

Công thức bạch cầu: thay đổi dần theo tuổi.

Bạch cầu hạt trung tính:

Trẻ sơ sinh: Trong những giờ đầu sau sinh: 65%. Ngày thứ 5 - 7:   45%.

Trẻ 9 - 10 tháng: 30%.

Trẻ 5 - 7 tuổi: 45%.

Trẻ 14 tuổi: 65%.

Bạch cầu lympho:

Trẻ sơ sinh: Trong những giờ đầu sau sinh: 20 - 30%. Ngày thứ 5- 7: 45%.

Trẻ 9 - 10 tháng: 60%.

Trẻ 5 - 7 tuổi: 45%.

Trẻ 14 tuổi: 30%.

Bạch cầu ưa a xít: 2%.

Bạch cầu đơn nhân:: 6 - 9%.

Bạch cầu ưa kiềm:   0,1 - 1%.

Tiểu cầu

Số lượng tiểu cầu ít thay đổi.

Trẻ sơ sinh:   100.000/mm3 (100 X 109/L)

Ngoài tuổi sơ sinh:  150.000 - 300.000/mm3(150 - 300 X 109/L)

Một vài đặc điểm khác

Khối lượng máu tuần hoàn

So với trọng lượng cơ thể, khối lượng máu tuần hoàn ở trẻ em nhiều hơn người lớn. Khối lượng máu tuần hoàn ở:

Trẻ sơ sinh:   14% trọng lượng cơ thể.

Trẻ < 1 tuổi:   11% trọng lượng cơ thể.

Trẻ lớn: 7 - 8% trọng lượng cơ thể.

Phức bộ prothrombin (Tỷ lê prothrombin)

Trẻ sơ sinh: 65 ± 20%, hạ thấp nhất vào ngày thứ 3 - 4, sau tăng dần, bình thường vào ngày thứ 10.

Các tuổi khác: 80 - 100%.

nguồn: https://www.dieutri.vn/benhhocnhi

Viết bình luận của bạn
0983068782