-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
THIẾU MÁU DO SUY TỦY
18/02/2021
Trường Sinh Phát
Tủy xương là nơi diễn ra quá trình tạo máu. Mô tủy gồm các tế bào gốc tạo máu – có thể biệt hóa thành cả hồng cầu, bạch cầu lẫn tiểu cầu. Suy tủy là tình trạng mô tủy giảm số lượng tế bào gốc tạo máu, dẫn đến giảm khả năng tạo máu → bệnh nhân bị thiếu máu do giảm số lượng hồng cầu. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn bị giảm số lượng bạch cầu (dẫn đến dễ bị nhiễm trùng) và giảm số lượng tiểu cầu (dễ bị xuất huyết). Suy tủy có thể được chia thành suy tủy mắc phải hoặc suy tuy do di truyền.
Suy tủy mắc phải là loại thường gặp hơn. Số lượng tế bào gốc tạo máu bị suy giảm do:
• HÓA TRỊ VÀ XẠ TRỊ. Khi bị ung thư, bệnh nhân có thể được điều trị bằng hóa chất hay xạ trị. Các tế bào ung thư phân chia rất nhanh, mất kiểm soát nên các liệu pháp trên đều có điểm chung là tấn công vào DNA, làm chúng không thể phân chia và chết đi. Thật không may, tế bào gốc tạo máu ở tủy xương cũng là một loại tế bào phân chia nhanh, nên chúng vô tình trở thành mục tiêu tấn công của hóa chất và tia xạ. Kết quả là khối u teo nhỏ dần nhưng đồng thời, bệnh nhân cũng bị suy giảm số lượng tế bào gốc tạo máu, từ đó bị thiếu máu.
• DÙNG MỘT SỐ LOẠI THUỐC. Một số thuốc như kháng sinh chloramphenicol, thuốc điều trị sốt rét quinacrin hay thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể gây suy tủy. Cơ chế gây suy tủy sau khi dùng các loại thuốc này vẫn chưa được hiểu rõ.
• NHIỄM MỘT SỐ VIRUS: ví dụ như virus viêm gan, virus Epstein - Barr, HIV, B19 parvovirus ...
• TIẾP XÚC VỚI MỘT SỐ HÓA CHẤT ĐỘC: ví dụ như benzen (hóa chất có trong xăng dầu) hay thuốc trừ sâu. Các hóa chất độc hại này khi vào cơ thể sẽ gây độc cho nhiều cơ quan, trong đó có tủy xương.
• SUY TỦY TỰ MIỄN. Thông thường, hệ miễn dịch chỉ tấn công mầm bệnh hay các chất lạ từ ngoài môi trường vao. Bệnh tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công chính cơ thể của chúng ta. Trong trường hợp này, hệ miễn dịch tấn công các tế bào gốc tạo máu trong tủy