-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
TÊ BÌ CHÂN TAY
16/02/2021
Trường Sinh Phát
Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tê bì chân tay là do thiếu các chất như Canxi, Kali, Magie, Vitamin…
Canxi: Nếu thiếu hụt dưỡng chất này, quá trình thoái hóa xương khớp sẽ diễn ra nhanh hơn. Người bệnh chỉ nên bổ sung lượng vừa đủ canxi, bởi dư thừa có thể gây nên tình trạng táo bón và các vấn đề khác. Những loại thực phẩm giàu canxi giúp hỗ trợ tình trạng tê bì chân tay có thể kể đến như: Sữa, Trứng, Cua biển, Hàu, Chuối, Rau cải chíp, Rau chân vịt, Đậu hũ, Súp lơ xanh, Hạnh nhân, Cá hồi…Nếu thiếu hụt cấp nên bổ sung canxi hữu cơ dạng nước.
Kali có vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến sự vận hành của hệ tiêu hóa và tim mạch. Đồng thời, nó còn có thể tác động đến não bộ và hàm lượng oxy có trong máu. Thiếu hụt dưỡng chất này khiến lượng máu cung cấp tới não và các dây thần kinh trung ương không đủ, dẫn đến tình trạng tê bì chân tay. Lượng kali trung bình nên bổ sung cho cơ thể là 4.700mg/mỗi ngày. Bổ sung các thực phẩm giàu kali sau đây: Đậu nành, Chuối, Củ dền, Cà chua, Khoai lang, Dưa hấu, Bí ngô, Đậu đen…
Magie cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây nên tình trạng tê chân và tay. Bởi khoáng chất này ảnh hưởng đến hoạt động của canxi, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, kiểm soát các xung động thần kinh. Ngoài ra nó còn sản xuất năng lượng và hình thành cấu trúc xương chắc khỏe. Bạn nên bổ sung 350mg magie mỗi ngày thông qua chế độ ăn uống hoặc dạng uống. Các loại thức ăn chứa nhiều magie là: Các loại rau màu xanh đậm, Bột yến mạch, Các loại hạt, Bơ đậu phộng, Cá nước lạnh, Bơ, Chuối…
Vitamin D, K là những dưỡng chất tham gia vào quá trình hình thành các tế bào xương mới. Các dưỡng chất này có thể được bổ sung chủ yếu qua chế độ ăn uống hoặc tắm nắng. Những loại thực phẩm giàu vitamin D, K giúp hỗ trợ cấu tạo khớp xương chắc khỏe bao gồm: Cá, Trứng cá, Lòng đỏ trứng, Nấm, Bắp cải, Cải xoăn, Rau mầm, Hành lá, Dưa chuột, Đậu nành…
Vitamin nhóm B, cụ thể là vitamin nhóm B6 và B12 là những dưỡng chất cần thiết cho chức năng thần kinh khỏe mạnh. Đồng thời, nó còn giúp cải thiện lượng máu đến tay và chân. Nếu thiếu hụt các loại vitamin nhóm B này, người bệnh có thể gặp phải các dấu hiệu tê mỏi tay chân. Các loại thực phẩm giàu vitamin nhóm B là: Quế, Các loại trứng, Chuối, Bơ, Cá, Đậu, Bột yến mạch, Sữa chua, Pho mát, Các loại hạt…
Acid Folic: Đây là dưỡng chất có vai trò sản sinh tế bào mới cho cơ thể, đặc biệt là ngăn chặn tình trạng thiếu hụt máu, gây tê bì chân tay. Đồng thời, Acid Folic cũng tham gia vào quá trình tổng hợp B12 và chất dẫn truyền thần kinh, hỗ trợ hệ thần kinh hoạt động hiệu quả. Các loại thực phẩm giàu Axit Folic có thể kể đến như: Rau cải bó xôi, Cải xoăn, Bông cải, Đậu cô ve, Trái bơ, Đậu phộng, Hạt hướng dương, Gan bò, Ngũ cốc…
Các chất chống Oxy hóa có tác dụng ức chế quá trình đông máu xảy ra,. Các chất chống Oxy hóa này đặc biệt cần được bổ sung cho những người ở lứa tuổi trung niên hoặc làm việc văn phòng. Bổ sung các chất chống Oxy hóa sẽ góp phần ngăn chặn tình trạng tê chân tay và đau nhức khớp. Các chất chống Oxy hóa có trong các thực phẩm sau đây: Trà xanh, Quả việt quất, Quả cherry, Cây măng tây, Ớt chuông…