MÁU

18/02/2021
Trường Sinh Phát

Máu là một mô lỏng và lưu thông trong hệ thống tuần hoàn của cả cơ thể. Máu có chức năng Máu tham gia vào cơ chế để bảo vệ cơ thể như điều hòa hoạt động nhóm tế bào, cơ quan,đảm bảo sự đồng bộ trong hoạt động các cơ quan. Máu bao gồm 2 thành phần là tế bào máu và huyết tương. Vậy tế bào máu sinh ra ở đâu? Bài viết sẽ giúp bạn đọc tìm ra câu trả lời cho câu hỏi.

1. Thành phần cấu tạo của máu

Máu gồm hai phần là tế bào và huyết tương. Trong đó tế bào bao gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Huyết tương liên quan tới các yếu tố khác như đông máu, nội tiết tố, protein, muối khoáng.

2. Chức năng của máu:

  • Máu mang các hormone, chất điện giải như Ca++, K+, Na+... giúp điều hòa hoạt động tuần hoàn, duy trì huyết áp.
  • Vận chuyển O2 và CO2 trao đổi giữa phế nang và các tổ chức tế bào từ đó giúp cung cấp oxy để sản xuất năng lượng cho toàn bộ cơ thể.
  • Vận chuyển đường, axit amin, các axit béo, các vitamin... để cung cấp cho các tổ chức tế bào
  • Giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể con người nhanh chóng để cơ thể luôn có cùng một nhiệt độ như nhau.
  • Cung cấp nguyên liệu cho tạo dựng cơ thể.
  • Bảo vệ, chống vùng viêm bị nhiễm trùng bằng cơ chế miễn dịch.

2. Vai trò của tủy xương với tế bào máu trong cơ thể

Tủy xương là một mô xốp hoặc nhớt nằm ở bên trong xương. Có 2 loại tủy xương là tủy xương và tủy vàng

Tuỷ đỏ có nhiệm vụ quan trọng tham gia vào quá trình tạo máu. Các tế bào gốc tạo máu có trong tủy đỏ phát triển thành các loại tế bào máu khác nhau giúp hỗ trợ sản xuất tế bào hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu.

Tủy vàng có nhiệm vụ lưu trữ chất béo. Theo thời gian, tủy vàng sẽ dần thay thế tuỷ đỏ. Vì vậy, đa số xương ở người trưởng thành sẽ có chứa tủy vàng.

3. Tế bào máu sinh ra ở đâu? 

Như đã nói ở trên, tế bào máu ở người bao gồm 3 thành phần: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Hồng cầu: Hồng cầu trong máu chiếm số lượng nhiều nhất. Trong hồng cầu chứa huyết sắc tố làm cho máu có màu đỏ. Có nhiệm vụ vận chuyển khí oxy từ phổi đến các mô và nhận khí cacbonic từ các mô tới phổi để đào thải. Hồng cầu có vòng sống 120 ngày tính từ khi trưởng thành, sau đó sẽ bị tiêu hủy thường ở nách và gan. Tuỷ đỏ tham gia vào quá trình tạo máu, tạo ra hồng cầu mới để thay thế và duy trì lượng hồng cầu ổn định trong cơ thể.

Bạch cầu: Bạch cầu được sinh ra từ tủy xương. Bạch cầu nằm trong máu là chủ yếu tuy nhiên vẫn có một lượng lớn trú ngụ ở các mô của cơ thể có làm nhiệm vụ bảo vệ bằng cách phát hiện và tiêu diệt các yếu tố gây ra bệnh. Giúp chữa lành vết thương bằng cách ngăn ngừa bị nhiễm trùng, tiêu thụ các các tế bào chết, mô mảnh và các tế bào hồng cầu cũ. Tế bào bạch cầu giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi các vi khuẩn bên ngoài như vi khuẩn gây dị ứng, bảo vệ cơ thể khỏi các tế bào biến thể dạng như tế bào gây ung thư.

Tiểu cầu: Tiểu cầu là những mảnh tế bào rất nhỏ, nhỏ hơn nhiều so với hồng cầu hay bạch cầu. Chúng có chức năng cầm máu bằng cách tiểu cầu tập hợp lại với nhau hình thành nút tiểu cầu, tạo ra cục máu đông dẫn đến hiện tượng ngưng chảy máu. Giúp thành mạch máu mềm mại, dẻo dai vì tiểu cầu còn có thể làm “trẻ hóa” tế bào nội mạc. Giai đoạn sống của tiểu cầu tính từ ngày trưởng thành là từ 7 – 10 ngày. 

Tủy xương cũng là nơi sản sinh ra tiểu cầu.

4. Sự ảnh hưởng của tế bào máu ở người đối với tủy xương

Tế bào máu trong cơ thể được sinh ra từ tuỷ xương vì vậy chúng có mối quan hệ rất mật thiết rất để sản xuất ra các tế bào máu. Có rất nhiều tình trạng có thể ảnh hưởng đến tủy xương từ đó ảnh hưởng tới số lượng tế bào máu. Những triệu chứng thường gặp của các tình trạng này bao gồm:

  • Sốt là nguyên nhân do cơ thể không đủ tế bào bạch cầu khỏe mạnh.
  • Cơ thể mệt mỏi, bị suy nhược: Đây là hậu quả khi cơ thể bị thiếu hemoglobin – đây là loại protein mang oxy trong tế bào hồng cầu
  • Tăng nguy cơ bị nhiễm trùng vì ít tế bào bạch cầu
  • Khó thở: giảm hồng cầu làm cho việc vận chuyển oxy tới các mô của cơ thể ít hơn
  • Dễ bị chảy máu và dễ để lại vết bầm tím: Do tế bào máu trong cơ thể có ít tiểu cầu, tế bào tham gia vào quá trình giúp làm đông máu.

    Khi cơ thể mất máu, mất nước hoặc thiếu các nguyên liệu tạo máu đều ảnh hưởng đến chức năng của cơ thể. Mất máu có thể là do chảy máu cấp tính hoặc các nguyên nhân gây mất máu từ từ. Mất nước có thể do nôn, tiêu chảy, sốt hoặc tình trạng thiếu nước của cơ thể. Chế độ ăn cung cấp không đủ, không cân đối các chất dinh dưỡng, các nguyên liệu tạo máu đều gây thiếu hụt các thành phần của máu. Thêm vào đó là các yếu tố ngoại lai như nhiễm vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, các bệnh lý mắc phải đều ảnh hưởng đến chức năng của các thành phần trong máu.

Viết bình luận của bạn
0983068782